Nghị luận xã hội đã là một dạng đề văn khó, nghị luận xã hội trong các tác phẩm văn học càng khiến cho học sinh thêm khó khăn hơn, chính vì vậy với các vấn đề nghị luận đều cần học sinh phải biết triển khai, tổng quát vấn đề, nhất là với dạng đề nghị luận vấn đề xã hội trong các tác phẩm văn học càng cần học sinh phải biết cách nhận thức, tổng hợp để rút ra được vấn đề xã hội và nhìn nhận chúng thông qua các tác phẩm văn học nổi tiếng
1. Cách triển khai đề tài
Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học. Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học.

Học sinh cần có hướng triển khai phù hợp
2. Cấu trúc triển khai tổng quát:
– Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện)
– Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).
3. Một số đề tham khảo:
Đề 1:
Từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), anh (chị) hãy bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người .
*Các ý chính:
– Những ấn tượng về cuộc sống gia đình trong tác phẩm.
– Mỗi người đều cần có một gia đình, một mái ấm yêu thương để sống và trường thành. Thật bất hạnh cho những ai không có một gia đình theo đúng nghĩa của gia đình. (phân tích và lí giải vì sao cần có một gia đình).
– Gia đình với một truyền thống tốt đẹp, một nếp sống lành mạnh sẽ là cơ sở để bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp và ngược lại, gia đình nếu không có nề nếp, gia phong sẽ tạo nên những hậu quả rất xấu trong việc giáo dục con người.
+ Tin tuyển sinh mới nhất ngành trung cấp y Hà Nội năm 2016 dành cho học sinh đi học ngay
Đề 2:
Theo anh (chị) đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) đã góp phần phê phán những chuyện gì trong xã hội hiện nay.
*Các ý chính:
– Tóm tắt diễn biến của tình huống kịch trong đoạn trích.
– Phê phán thói chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến mức trở nên phàm phu, thô thiển.
– Phê phán những kẻ lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất, đây là biẻu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng.
– Tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống thật với bản thân mình. Đó là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.