Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Cách làm văn nghị luận đề mở _ đề số 3

Cách làm văn nghị luận đề mở _ đề số 3

Trong thể loại văn nghị luận thì việc nghị luận về một câu chuyện cũng khiến cho khá nhiều học sinh gặp khó khăn. Với thể loại này học sinh không chỉ cần hiểu được câu chuyện mà còn cần rút ra được kết luận, kinh nghiệm cho bản thân. Dưới đây chính là một mẫu đề tương tự


  “Nhà bác học qua sông”:
Một hôm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông. Ngồi không, cảm thấy buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyên với người chèo thuyền. Ônmg ta ngẩng cao đầu, kiêu ngạo hỏi:
– Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy! Im lặng hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập: – Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học. – Như vậy là anh đã lãng phí mất một nửa cuộc đời rồi- nhà bác học nói. Nói xong, ông ta quay mặt ra ngoài, ngắm nhìn sông nước, không nói chuyện với người chèo thuyền nữa.
Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền đã xa bờ, chao đảo trong sóng gió, lúc nào cũng như sắp bị chìm.
Bỗng nhiên, một cơn gió lớn thổi đến, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và người chèo thuyền đều bị rơi xuống nước.
– Ông có biết bơi không? người chèo đò hét lớn, hỏi nhà bác học.
Lúc này, nhà bác học đã bị chìm đến tận cổ, lập cập trả lời:- Không biết!
Vậy thì, ông đã lãng phí cả cả cuộc đời mình rồi!- Người chèo thuyền nói.
(Trích 200 bài đạo lý, NXB Văn hoá- Thông tin, 2001).
Câu chuyên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
'
Học sinh cần có cái nhìn sâu sắc hơn với cuộc sống

 Gợi ý đáp án làm bài:

Yêu cầu học sinh viết ra những suy nghĩ thông qua nội dung câu chuyện trên. Muốn có cơ sở suy luận, cần thể hiện nội dung câu chuyện, không thoát ly văn bản.
học sinh được chọn bất cứ cách viết nào, vận dụng nhuần nhuyển nhiều thao tác lập luận; vận dụng các tài liệu sách vở, thực tế, trải nghiệm, chiêm nghiệm… để tạo nên cách viết riêng, gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Với đề bài này, cần hướng vào một số nội dung chính sau:
1. Mỗi người chúng ta đều có điểm mạnh của riêng mình, không nên lấy điểm mạnh của mình để đo điểm yêú của người khác. Bởi vì, mỗi chúng ta đều có điểm yếu riêng, không thể nào tất cả mọi mặt đều tốt hơn người khác. Chính vì vậy, mà chúng ta không nên cười nhạo, coi thường những người xung quanh.
2. Biết cách nhận thấy và học theo cái mạnh của người khác để bổ sung cái yếu của mình thì mới có thể tiến bộ. Nếu không, kết quả cuối cùng sẽ giống như nhà bác học trong câu chuyện trên, bị chết chìm nơi đáy sông.
3. Bài học về tính khiêm tốn, luôn học hỏi những người xung quanh để bản thân mình ngày càng hoàn thiện.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *