Tình huống truyện là hạt nhân của truyện ngắn. Bất cứ tác phẩm nào cũng có tình huống truyện. Tuy nhiên, đề bài kiểm tra và đề thi hay tập trung vào những tác phẩm có tình huống truyện hay và độc đáo. Đáng lưu ý trong những tác phẩm SGK Ngữ văn 12 là tác phẩm “Vợ nhặt” và “Chiếc thuyền ngoài xa”.
1. Trước khi đi vào phân tích những đề bài cụ thể thì học sinh cần đặc biệt chú ý tới những ý chính sau :
* Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Khẳng định tp có một tình huống truyện hay và hấp dẫn.
* Thân bài:
– Vài nét về tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của tác phẩm truyện ngắn. Nó chính là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên rõ nhất và ý nghĩa tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ một cách rõ nét nhất.
– Tình huống truyện của tp và biểu hiện cụ thể của tình huống truyện trong tác phẩm.
– Ý nghĩa của tình huống truyện trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
* Kết bài: – Khẳng định giá trị của tình huống truyện của tp.
– Khẳng định tài năng của nhà văn.
.jpg)
Học sinh cần có phương pháp học văn thích hợp
2. Ví dụ tham khảo:
Đề bài: Phân tích tình huống truyện của tác phẩm “Vợ nhặt: – Kim Lân?
* Mở bài: – Giới thiệu tg, tp
– Trong tác phẩm tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, giàu ý nghĩa.
* Thân bài:
1/ Vài nét về tình huống truyện: (như ở dàn bài khái quát)
2/ Tình huống truyện của tác phẩm “Vợ nhặt”: Tràng là chàng trai có ngoại hình xấu xí, là con nhà nghèo, là dân ngụ cư lại sinh ra vào những năm đói nên đã phải nhặt vợ. Trong khi người chết đói như ngả rạ, con người hiện lên dật dờ, xanh xám như những bóng ma thì trong một buổi chiều Tràng đã đưa thị về làm vợ -> Đây là một tình huống lạ, độc đáo, éo le và cảm động:
– Lạ vì Tràng xấu xí, con nhà nghèo mà đã lấy vợ vào những lúc không ai dám lấy vợ. Vì vậy đã gây ra tâm trạng ngạc nhiên cho nhiều người (dân ngụ cư, bà cụ Tứ, Tràng)
– Nó éo le bởi không biết nên buồn hay nên vui -> dẫn đến tâm trạng éo le của mọi người: buồn vui lẫn lộn (lấy dẫn chứng chứng minh)
– Cảm động bởi hạnh phúc của Tràng đã vượt lên trên cái đói, cái chết
3/ Ý nghĩa của tình huống truyện:
Qua tình huống truyện độc đáo, nhà văn đã thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm: + Thể hiện thái độ cảm thương đối với những con người sinh ra vào những năm đói.
+ Lên án bọn thực dân và phát xít đã trực tiếp gậy ra nạn đói năm 1945 để hơn 2 triệu đồng bào chết đói. Chính chúng đã khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng, hẩm hiu.
+ Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động: dù hoàn cảnh có khó khăn như nào con người cũng không mất đi niềm khao khát hạnh phúc và niềm tin vào cuộc sống.
* Kết bài: – Sáng tạo được tình huống truyện độc đáo -> tài năng của Kim Lân. Xứng đáng được coi là một cây bút xuất sắc trong thể loại truyện ngắn của nền VHVN.
Đề bài: Phân tích tình huống truyện của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu?
* Mở bài: – Giới thiệu về Nguyễn Minh Châu: Là cây bút tiên phong trong việc đổi mới văn học sau 1975. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đề cập đến vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
– Giới thiệu tác phẩm: Tác phẩm sáng tác năm 1983 là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của ông sau 1975.
* Thân bài:
1/ Vài nét về tình huống truyện: (như ở dàn bài khái quát)
2/ Tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”: là tình huống nhân thức. Tác phẩm đã hướng đến giây phút giác ngộ về nghệ thuật và cuộc sống của hai nhân vật Phùng và Đẩu.
– Sự kiện để tạo nên tình huống là đằng sau bức tranh về thuyền và biển đẹp như mơ là những bất công, nghịch lí diễn ra trong gia đình hàng chài:
+ Phát hiện 1 của Phùng: Là phát hiện về 1 cảnh tượng rất đẹp về thuyền và biển trong sương sớm …..-> tượng trưng cho nghệ thuật khi còn ở xa.
+ Phát hiện thứ 2: Là cảnh tượng đầy đau đớn xót xa của gia đình hàng chài khi chiếc thuyền vào gần bờ….-> là cuộc đời đầy nghịch lí.
– Tình huống truyện tiếp tục được đẩy lên cao khi người đàn bà được Đẩu mời đến tòa án để giải quyết việc gia đình:
+ Lúc đầu Đẩu khuyên chị ta bỏ chồng nhưng người đàn bà đã xin “đừng bắt con bỏ nó” -> Phùng và Đẩu không hiểu vì sao.
+ Khi người đàn bà giải thích: trên thuyền cần có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba để nuôi đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa -> Phùng và Đẩu đều vỡ ra nhiều điều.
3/ Khía cạnh nhận thức của tình huống: được thể hiện qua quá trình nhận thức, giác ngộ của hai nhân vật Phùng và Đẩu về cuộc sống và con người; về cách nhìn nhận cuộc sống và con người.
+ Phản ánh hành trình nhận thức về cái đẹp và cuộc sống của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng: anh nhận thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thực cuộc đời thì lại rất gần; cái đẹp ngoại cảnh anh ngỡ như hoàn hảo có thể che khuất cái bề bộn, ngổn ngang của đời sống. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện giúp Phùng hiểu được cái có lí tưởng như nghịch lí ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách của Đẩu, của người đàn bà hàng chài và chính mình, ngộ ra mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống.
+ Phản ánh sự đổi thay trong nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ tòa án : khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà hàng chài, trong đầu anh như có “một cái gì đó vỡ ra”. Anh hiểu rằng con người và cuộc sống phong phú phức tạp chứ không dễ dàng lí giải như anh tưởng lúc ban đầu. Vì vậy, muốn giúp đỡ con người không chỉ dựa vào kiến thức sách vở hay thiện chí mà phải thấu hiểu cuộc sống của họ và phải có những biện pháp thiết thực. Phùng và Đẩu hiểu hơn về người đàn bà: mặc dù quê mùa thất học nhưng chị ta rất từng trải, có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Phùng còn hiểu rằng cuộc đời có những góc khuất mà người nghệ thuật cần vươn tới.
Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; bộc lộ cái nhìn nhân đạo của tác giả và tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm; thể hiện tính cách nhân vật và bộc lộ chủ đề.
* Kết bài: Tài năng của Nguyễn Minh Châu và vị trí của ông trong nền văn học việt nam