Home / Tin tức / Tin giáo dục / Cách đặt câu hỏi diễn biến và sự kiện phát sinh trong lịch sử

Cách đặt câu hỏi diễn biến và sự kiện phát sinh trong lịch sử

Thông thường căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các kiến thức lịch sử mà chúng ta có các loại câu hỏi sau:
– Loại câu hỏi về sự phát sinh các sự kiện, hiện tượng lịch sử: Đây là loại câu hỏi yêu cầu học sinh nêu lên sự phát sinh, phát triển của mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử: nêu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, hoàn cảnh, bối cảnh lịch sử của sự kiện, hiện tượng đó. Loại câu hỏi này thường xuất hiện vào phần đầu bài giảng, bởi vì bất kì một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào cũng đều xuất hiện trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, đều có nguyên nhân phát sinh của nó. Đây cũng là một đặc điểm của tư duy lịch sử cần hình thành từng bước cho học sinh.
0000000_GRGQ
Nó đòi hỏi các em khi xem xét bất kì một sự kiện nào cũng phải được đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tìm ra những nguyên nhân làm nảy sinh sự kiện đó. Ví dụ, khi dạy bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)” mục  “Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ”, giáo viên đưa ra câu hỏi “Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19.12.1946?”. Học sinh dựa vào sách giáo khoa, suy nghĩ và trả lời. Giáo viên củng cố, mở rộng kiến thức để học sinh thấy được hành động lấn tới trắng trợn của thực dân Pháp, thể hiện rõ mưu đồ xâm lược nước ta.
– Loại câu hỏi về quá trình diễn biến, phát triển của sự kiện – hiện tượng lịch sử như diễn biến của cuộc khởi nghĩa, diễn biến các cuộc cách mạng, cuộc chiến tranh…. Loại này cũng thường gặp ở tất cả các loại bài. Ví dụ: cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc của thực dân Pháp diễn ra như thế nào?, Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954 ; Tình hình hậu phương kháng chiến phát triển như thế nào?… Chẳng hạn khi dạy bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” mục “ Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)”, giáo viên đưa ra câu hỏi: “ Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra như thế nào?” Giáo viên kết hợp với việc sử dụng lược đồ hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến, tổ chức cho các em trao đổi, thảo luận câu hỏi đưa ra. Điều đó giúp các em nắm vững nội dung sự kiện diễn ra, phát triển các thao tác tư duy…

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *