Bộ giáo dục vẫn chưa quyết định bỏ điểm sàn đại học 2017 vì băn khoăn trước hai luồng ý kiến trái chiều
Bỏ điểm sàn đại học vì những lí do:
-Muốn nâng cao quyền tự chủ của các trường đại học
-Ngoài ra điểm sàn hoàn toàn không có ý nghĩa đối với những trường đã có uy tín, chất lượng.
-Mở ra cơ hội tiếp tục học lên cao cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy bất cập lớn nếu thực hiện quyết định này.
Nâng cao quyền tự chủ của các trường đại học nhưng thực tế hiện nay các trường Đại học của ta mọc lên nhan nhản và ra sức “vơ vét” học sinh mà không hề có sự sàng lọc đầu vào. Bên cạnh đó tâm lí các em lại không được sự định hướng nghề nghiệp rõ ràng, chỉ nhất định muốn vào một trường đại học vì mác sinh viên. Việc này gây ra những tổn thất to lớn cả về của cải và nguồn nhân lực tương lai của đất nước khi mà giáo dục đại học không còn là những tinh hoa.
Vậy có nên bỏ điểm sàn đại học hay không? Mọi quyết định liên quan đến giáo dục đều ảnh hưởng lớn đến cả tương lai đất nước. Bởi vậy nên Bộ giáo dục cần lắng nghe ý kiến từ mọi nơi, thận trọng và cân nhắc kĩ lưỡng.
GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, hiện nay tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao chót vót đến 98%, giờ nếu bỏ điểm sàn thì tất cả học sinh tốt nghiệp THPT sẽ vào hết ĐH, thậm chí có thể lọt cả những em chưa đọc thông viết thạo.
GS Nguyễn Quý Thanh, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục của Đại học Quốc gia Hà Nội có đề xuất một phương án "Thí dụ, trước mắt Bộ GD-ĐT có thể trao cho các trường đại học và những chương trình đào tạo được đánh giá, kiểm định chất lượng và đạt chuẩn chất lượng của Việt Nam, chuẩn ASEAN (AUN-QA) hoặc chuẩn quốc tế (ABET, AACSB, HCERES, CTI, v.v.) quyền tự quyết về tuyển sinh (kể cả về “điểm sàn”). Ngược lại, đối với những trường hoặc chương trình chưa được kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT vẫn nên áp dụng ngưỡng đảm bảo chất lượng tối thiểu”
Để đưa ra phương án phù hợp nhất, Bộ giáo dục sẽ trao đổi thống nhất với các trường đại học trong buổi họp hiệu trưởng các trường đại học sắp tới. Chúng ta học hỏi những thành tựu của thế giới nhưng đổi mới linh hoạt phù hợp với tình hình giáo dục nước nhà mà không phải đua theo bất kì một đất nước nào khác.