Văn nghị luận về một đoạn văn xuôi là dạng văn tương đối khó với nhiều học sinh, bời vì khi làm bài học sinh không chỉ cần vận dụng nhiều thao tác nghị luận còn phải thu hẹp nội dung trong đoạn văn xuôi đó, tức là mức độ khai thác chiều sâu của tác phẩm càng cần được chú ý hơn. Dưới đây chính là những phương pháp giúp học sinh có thể làm bài văn được hiệu quả nhất
1. Vận dụng các thao tác nghị luận
Đây là những đề văn không chỉ định về thao tác nghị luận vì vậy học sinh dựa vào nội dung của đề mà lựa chọn thao tác nghị luận phù hợp.
-Nhưng nhìn chung là phải kết hợp nhiều thao tác nghị luận trong một bài văn. Ngoài những thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ…học sinh cũng phải biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt như : tự sự, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm. Lúc này học sinh nên chọn thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh…
Học văn cần có sự vận dụng các thao tác làm bài khác nhau
2. Hướng dẫn học sinh viết bài
Mỗi bài văn là một sự sáng tạo riêng của học sinh, các em có thể dựa vào thế mạnh riêng của mình để vận dụng các thao tác lập luận trong việc thể hiện nội dung ý tưởng.
Nhưng một yêu cầu chung là bài văn phải đảm bảo được những ý cơ bản như trong phần dàn ý và phải sắp xếp ý theo một hệ thống.
3. Yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi
Ngoài yêu cầu chung của một bài văn nghị luận : bố cục bài viết rõ ràng; trình bày ý khoa học; hành văn có cảm xúc, linh hoạt; dẫn chứng phải chính xác…Bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có những yêu cầu riêng :
Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm. Nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả các nội dung của tác phẩm còn nội dung của đoạn trích lại sơ lược.
Tập trung vào đoạn trích nhưng phải biết vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm như nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng nhân vật, các biện pháp tu từ. Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể của tác phẩm mới có cách đánh giá chính xác.