Trong chương trình ngữ văn trước đây không có tiết học về văn thuyết minh, do vậy không thể có bài học về luyện tập viết đoạn văn thuyết minh mà chỉ có một số kiểu bài như văn chứng minh, phân tích, bình luận .
Hiện nay, sau khi đổi mới phương pháp và thay sách giáo khoa, thì học sinh được tiếp cận với các phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh, chính vì vậy việc rèn kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh là vô cùng cần thiết
1. Hiểu rõ khái niệm đoạn văn
Để làm được điều này, học sinh cần biết được khái niệm đoạn văn là gì để có thể có được nền tảng kiến thức cơ bản trước khi làm bài.
Khái niệm: Đoạn văn là một phần đoạn trích của văn bản, được trích từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng, nhằm diễn đạt một ý hoàn chỉnh. Việc nhắc lại khái niệm này sẽ giúpcác em có sự vững vàng về kién thức lý thuyết đoạn văn.

Để làm được một bài văn tốt thì bản thân học sinh cần hiểu rõ được ý nghĩa bài học
2. Cần có khả năng phân biệt đoạn văn khác nhau
Học sinh cần phải phân biệt được đoạn văn thuyết minh và các đoạn văn khác, ví dụ : đoạn văn tự sự…
Trên cơ sở các em đã hiểu khái niệm về đoạn văn, từ đó học sinh có thể tự phân biệt nhanh sự khác biệt giữa đoạn văn thuyết minh và các đoạn văn khác, ví dụ như đoạn văn tự sự …
Các đoạn văn này đều có hình thức giống nhau nhưng có khác biệt về nội dung.
Trong đó thể loại đoạn văn thuyết minh chủ yếu giới thiệu về một đặc điểm của đối tượng thuyết minh thì đoạn văn tự sự lại chỉ kể về một sự kiện đã được tự sự
3. Hiểu được vai trò và vị trí của việc viết đoạn văn thuyết minh
Học sinh cần phải nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thuýêt minh.
Kiến thức về đoạn văn chỉ là bước đầu tiếp cận về lý thuyết, thực hành luyện tập viết đoạn văn thuyết minh mới là khâu quan trọng, quyết định để các em có thêm một kĩ năng viết trong quá trình viết bài văn, từ đó giúpcác em khắc sâu kiến thức lý thuyết đã học
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nói chung và kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh nói riêng là một khâu đột phá để các em hoàn thiện một bài văn thuyết minh . Nếu các em viết được đúng các đoạn văn về hình thức : Có viết hoa lùi đầu dòng ở đầu đoạn và có chấm xuống dòng ở cuối đoạn, đồng thời đọc văn bản phải đảm bảo về nội dung là giớ thiệu được một đặc điểm của đối tượng thì các em sẽ tiếp ttục triển khai được các đoạn tiếp theo bằng cách sẽ giới thiệu các đặc điểm tiếp theo của đối tượng.
4. Tự đặt hệ thống câu hỏi
Học sinh cần tự biết tìm đặt một hệ thống câu hỏi để tìm hiểu dặc điểm của đối tượng khi viết đoạn văn thuyết minh ở phần thân bài.
Nếu văn tự sự thiên về kể việc – mỗi đoạn văn có thể kể một chi tiết, một sự việc thì văn thuyết minh thiên về giới thiẹu đặc điểm của đối tượng – mỗi đoạn văn thuyết minh sẽ giới thiệu một đặc điểm của đối tượng được thuyết minh , do vậy người viết bài văn thuyết minh phải tìm hiểu xem đối tượng thuyết minh có bao nhiêu đặc điểm. Có thể tìm hiểu đặc điểm về hình thức – nội dung đối tượng, có thể tìm hiểu về không gian của đôí tượng vv…Dựa vào những căn cứ này để giáo viên giúp học sinh định hình và tìm hiểu để lựa chọn hệ thống các câu hỏi tìm ý cho mỗi đoạn văn sao cho phù hợp với đối tượng.
Căn cứ vào các đặc điểm của đối tượng được thuyết minh, học sinh có thể tự phân nhóm để mỗi thành viên trong một nhóm viết được một đoạn văn được phân công của nhóm mình