Đối với kỳ thi THPT Quốc Gia, thì môn toán được xem là một trong những môn vô cùng quan trọng. Nó nằm trong rất nhiều các tổ hợp điểm xét tuyển nên cần phải đạt điểm cao để giúp các bạn có nhiều cơ hội xét tuyển. Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số “bí kíp” dưới đây để biết cách làm tốt bài thi trắc nghiệm Toán THPT Quốc Gia.
Dưới đây là những chia sẻ của thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên Toán trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội về cách làm bài trắc nghiệm Toán hiệu quả:
Năm nay hình thức thi toán trắc nghiệm mới được đưa vào thử nghiệm.
Chiến lược làm bài thi trắc nghiệm môn Toán
Đề thi trắc nghiệm môn Toán THPT Quốc Gia được sắp xếp từ dễ đến khó nên thí sinh cứ làm lần lượt các câu hỏi từ 1 đến 50. Thí sinh lưu ý cần đọc nhanh các câu hỏi để nắm bắt được ý chính và tìm sự liên quan giữa các dữ liệu với nhau. Trước khi tô vào phiếu TLTN các bạn nên đánh dấu vào phần đề thi để khi về tự so đáp án. Theo đó, khi làm bài các bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
Về phần hình học hãy vẽ hình nếu cần và chỉ nên dùng bút chì và vẽ bằng tay sau đó tính toán ngay trên hình.
Chỉ cần nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa là các bạn đã có thể hoàn thiện được 80% bài thi.
Với những câu tính toán đơn giản cố gắng làm nhanh dưới 1 phút để tiết kiệm thời gian làm các câu khó. Sử dụng máy tính hiệu quả hơn.
Với những câu khó các bạn có thể dành nhiều thời gian từ 3 – 5 phút 1 câu. Tuy nhiên không nên xa đà quá vào câu khó, các bạn có thể bỏ qua làm các câu khác. Cuối cùng còn thời gian mới quay trở lại làm tiếp.
Những câu không làm được vẫn nên tô đáp án chọn những đáp án mà bản thân bạn thấy hợp lý nhất. Các bạn không nên bỏ trống đáp án vì trong thi trắc nghiệm vẫn có sự may mắn mà.
Thời gian trung bình cho một câu hỏi chỉ từ 1 – 3 phút.
Một số lỗi thí sinh cần tránh khi thi trắc nghiệm toán THPT Quốc Gia
Đọc không kỹ đề bài đây lỗi khá nguy hiểm mà nhiều em học sinh mắc phải. Yêu cầu đề bài một đằng tìm đáp án một nẻo. Vì thế khi đọc đề theo thói quen cần gạch những từ quan trọng.
Nhầm lẫn khái niệm trong Toán học dẫn đến việc tính toán bị sai. Vì vậy, thí sinh nên đọc kỹ các khái niệm cơ bản, phân biệt các tính chất giữ công thức và mệnh đề…
Cần phải rèn luyện khả năng tính toán một cách chính xác.
Xét không hết các trường hợp của mệnh đề ví dụ như trường hợp hệ số có tham số xét bằng 0 hoặc khác 0. Nghiệm của mẫu số cũng là nghiệm của tử số. Nên thí sinh thường thắc mắc liệu kết quả có đáng tin cậy không.
Quên không đặt điều kiện sẽ dẫn đến việc tính toán sai. Nên có thói quen đặt điều kiện trước khi giải bài tập.
Bấm máy tính sai, mặc dù câu hỏi đó có dễ thế nào cũng nên duy trì thói quen bấm máy tính 2 lần để so sánh kết quả phòng trường hợp tính nhanh ma tính nhầm.
Hình thức thi toán trắc nghiệm mới được đưa vào từ năm 2017. Vì là hình thức thi khá mới lạ nên các bạn cần tiếp thu cho mình nhiều kinh nghiệm để làm bài tốt hơn.