Home / Tài liệu ôn thi / Tài liệu môn văn học / Anh (chị) hãy phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Anh (chị) hãy phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Bài Làm:

Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng trong dòng văn thơ lãng mạn trước cách mạng tháng 8. Các tác phẩm của ông thể hiện sự nhẹ nhàng nhưng đầy sâu lắng. Một trong số tác phẩm nổi tiếng của ông được nhiều người biết đến đó là truyện ngắn Hai đứa trẻ.

Hai đứa trẻ là truyện ngắn kể về hai nhân vật chị em Liên và An ở nơi phố huyện nghèo. Với bút pháp độc đáo, nhà văn đã kể câu chuyện về chị em Liên và An mà mỗi mảnh đời trong cái phố huyện đó. Dưới con mắt của hai đứa trẻ nhà văn đã gửi gắm vào đó nhiều tâm tư và suy nghĩ của con người thời đại.

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Mở đầu câu chuyện là tiếng trống thu không vang lên trong một buổi chiều tà buồn man mác. Khi mà cảnh vật và con người hiện lên trong cái đen tối nhá nhem của trời đất. Phố nghèo đìu hiu với những kiếp người cùng khổ. Đó là vợ chồng bác Sẩm mù đi với manh chiếu rách với thằng con  nheo nhóc. Đó là gánh hàng phở đỏ lửa của bác Xiêu vắng thưa người. Quán nước lụp xụp của mẹ con chị Tí. Sự vội vã của đám cửu vạn đi vác hàng thuê ở ga tàu. Và là tiếng cười lanh lảnh đến đáng sợ của bà cụ Thi điên.

Trong con mắt của Liên cuộc sống của cái phố huyện đó được gói gọn trong cuộc sống hàng ngày của những con người cùng khổ. Ở nơi đó khi cái ăn vẫn còn chưa đủ thì người ta chỉ biết sống và tồn tại để tìm cái ăn chứ không có nhu cầu thưởng thức nào khác. Một cuộc sống tù ngục không lối thoát.

Và không gian như được phá vỡ khi tiếng còi tàu đêm báo hiệu. Con tàu mang ánh sáng từ thủ đô xa hoa đến nơi phố thị nghèo. Con tàu cũng là phương tiện chở những ký ức về thủ đô quay trở lại với chị em Liên. Mang ánh sáng của nền văn minh xua tan đi cái u ám của phố huyện nghèo này. Hai chị em Liên và An cũng tự mình ý thức được sự buồn chán mà mình phải trải qua ở vùng đất tù đọng này.

Cả hai chị em đều có khát vọng muốn thoát khỏi nghịch cảnh này tìm đến một thế giới khác. Bằng chứng đó là hành động cố gắng thức chờ chuyến tàu đêm đi qua. Không phải chỉ để bán thêm được một ít hàng cho mẹ. Mà nó là khao khát được trở lại với thế giới văn minh đầy âm thanh và ánh sáng. Thoát khỏi những kiếp người sống cùng khổ nơi đây.

Tuy Thạch Lam không đi sâu vào miêu tả những xung đột xã hội điển hình giàu nghèo. Nhưng thông qua góc nhìn của nhân vật bé Liên trong truyện ông đã chuyển tải cho người đọc thấy được một bức tranh phố huyện nghèo, dung dị và chân thật đến từng chi tiết. Một bức tranh làng quê Việt Nam điển hình trước năm 1945 với những người nông dân nghèo khổ sống chạy vạy miếng ăn qua ngày. Nhà văn đã bày tỏ lòng thương cảm đối với những kiếp người cùng khổ ấy mà mang đến cho họ nguồn sáng của thế giới văn minh.

 

Comments

comments

About Ly Hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *