Home / Tin tức / Tin giáo dục / Thực trạng việc học ngữ văn của học sinh

Thực trạng việc học ngữ văn của học sinh

Trong việc giáo dục, nhất là đối với học sinh trung học phổ thông thì việc giáo dục các em có thể học hiểu được các tác phẩm văn học đã sớm trở thành một nan đề khá phức tạp đối với rất nhiều phụ huynh học sinh. Đặc biệt là với hiện trang các em đang thiên về xu hướng “học lêch” các môn tự nhiên như hiện nay. Đó cũng là một trong số những lý do khá đau đầu của rất nhiều giáo viên dạy ngữ văn tại các nhà trường THPT

 


1. Về phía thầy:  

Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học văn không ngừng được cải tiến, tuy nhiên vẫn còn chịu ảnh hưởng của phương pháp dạy truyền thống mang tính chất thuyết giảng. Việc nêu câu hỏi trong giờ dạy đã được chú ý hơn nhưng các câu hỏi trong giờ giảng văn thường mang tính chất vụn vặt, chưa có tính hệ thống, chưa phát huy được tính sáng tạo của chủ thể học sinh trong việc chiếm lĩnh tác phẩm.

2. Về phía học sinh

Nhìn một cách khách quan, hiện nay học sinh có tâm lí chung là ngại học bộ môn Văn. Tâm lí thụ động, trông chờ vào sự truyền thụ kiến thức của thầy vẫn còn phổ biến, dẫn tới tình trạng học vẹt, thầy đọc trò chép, làm cho tác phẩm văn học trở nên khô cứng, chưa thực sự thâm nhập vào học sinh.
Cần có biện pháp dạy Văn thích hợp

3. Về giờ dạy trên lớp:  

Tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy  còn bị hạn chế (thiếu giáo cụ trực quan, thiếu trang thiết bị hiện đại…).

4. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:

Là giáo viên trực tiếp đứng lớp,  các giáo viên cần có trách nhiệm của mình là phải làm gì để đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó trong từng tiết học. Nhận thức rõ những vấn đề cụ thể của riêng sách giáo khoa nhằm đảm bảo tốt kết quả giảng dạy, các giáo viên cần phải nhận thức được hệ thống văn bản và ý đồ nâng cao chất lượng văn bản của sách giáo khoa Ngữ văn THPT qua việc đọc và hiểu văn bản.Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp tiếp cận, tìm hiểu các tác phẩm văn học được chọn giảng trong nhà trường phổ thông, nhằm giúp người thầy tìm ra được những phương pháp giảng dạy tích cực, khoa học theo hướng đổi mới. Đối với học trò khi đã nắm được phương pháp học tập, hiểu văn bản kĩ hơn sâu hơn sẽ tạo được niềm hứng thú say mê trong học tập, khơi dậy tính tích cực chủ động sáng tạo, dần dần làm thay đổi phương pháp học cũ “thầy đọc- trò chép” mang tính thụ động.

Comments

comments

About kythiquocgia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *