Chuyên đề đọc – hiểu văn bản
Phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt trong văn bản,
các thao tác lập luận trong văn nghị luận.
Các phong cách ngôn ngữ văn bản: ( 6 phong cách )
Phong cách ngôn ngữ |
Khái niệm, dạng tồn tại |
Các đặc trưng cơ bản |
Sinh hoạt |
Phong cách ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp Có 2 dạng: -Dạng lời nói -Dạng viết: nhật ký.
|
-Tính cụ thể: không gian, thời gian, con người,cách dùng từ ngữ,… -Tính cảm xúc: giọng điệu, cách xưng hô,… Kiểu câu giàu sắc thái biểu cảm: câu cảm than, câu nghi vấn,… -Tính cá thể: giọng nói, thói quen sử dụng ngôn từ,… |
Nghệ thuật |
Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Dạng tồn tại: văn bản
|
-Tính hình tượng: là cách diễn đạt thong qua hệ thống hình ảnh, màu sắc, biểu tượng để người đọc dùng tri thức của mình lien tưởng, suy nghĩ để rút ra bài học nhân sinh. -Tính đa nghĩa -Tính hàm xúc: lời ít, ý nhiều. -Tính truyền cảm: cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu. -Tính cá thể hóa: phong cách của mỗi tác giả.
|
Báo chí |
Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực báo chí. Thường là bản tin, phóng sự, bình luận. |
-Tính thời sự: tin tức cập nhật. -Tính chính xác -Tính hấp dẫn -Tính ngắn gọn: dung lượng. |
Chính luận |
Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận. Thường đề cập đến vấn đề chính trị, xã hội. |
-Tính công khai về chính kiến, lập trường, quan điểm: nhìn vấn đề với tư cách chủ quan. -Tính chặt chẽ: luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực. -Tính truyền cảm |
Khoa học |
Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học. Thường xuất hiện trong cách luận án, đồ án, khoa học giáo khoa, khoa học phổ cập. |
-Tính khái quát, trừu tượng: thuật ngữ, khái niệm. -Tính lí trí logic: trình bày chặt chẽ. -Tính khách quan phi cá thể. |
Hành chính công vụ |
Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản mang tính hành chính công vụ. Thường là đơn từ, biên bản,… |
-Tính khuôn mẫu. -Tính minh xác: từ ngữ không được đa nghĩa. -Tính điều hành. |
Các phương thức biểu đạt:
-Khái niệm: phương pháp, cách thức biểu đạt để truyền tải nội dung trong văn bản.
-Các phương thức biểu đạt chủ yếu:
STT |
Phương thức biểu đạt |
Dấu hiệu nhận biết |
|
Miêu tả |
Dùng chi tiết, hình ảnh để giúp người đọc hình dung đặc điểm, tính chất nổi bật của một đối tượng (phong cảnh, con người, sự vật, sự việc) |
|
Tự sự |
Trình bày một chuỗi các sự việc có liên quan đến nhau để dẫn đến sự việc kết thúc. Trong sự việc có bày tỏ thái độ khen, chê của người trần thuật. |
|
Biểu cảm |
Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ thái độ, cảm xúc, tình cảm đối với đối tượng được nói tới. |
|
Điều hành |
Trình bày theo những đề mục nhất định nhằm bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, quyết định,… |
|
Thuyết minh |
Dùng lời nói, lí lẽ để trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của đối tượng nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng tự nhiên, xã hội. |
|
Nghị luận |
Dùng lời lẽ, dẫn chứng để lập luận nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về tư tưởng, quan điểm. |
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận.
Khái niệm: cách tổ chức, sắp xếp lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm trong văn nghị luận.
Các thao tác lập luận:
STT |
Thao tác lập luận |
Dấu hiệu nhận biết |
|
Giải thích |
Sử dụng chủ yếu lí lẽ để cắt nghĩa: Vì sao, như thế nào,… |
|
Chứng minh |
Sử dụng dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm. |
|
Phân tích |
Lí lẽ, dẫn chứng là sự chia tách luận điểm thành các bộ phận để đi sâu nghiên cứu từ đó rút ra đánh giá, tổng hợp. |
|
So sánh |
Sắp xếp lí lẽ, dẫn chứng theo quan hệ đối chiếu hay tương phản, từ đó làm rõ cho luận điểm. |
|
Bác bỏ |
Nêu ý kiến đối phương. Sắp xếp lí lẽ, dẫn chứng để lần lượt phản bác quan điểm ý kiến đối phương |
|
Bình luận |
Vừa bàn luận, vừa đề xuất quan điểm chủ quan của người viết. ( thường xuất hiện các từ: theo tôi, tôi cho rằng,..) |